Thiết kế nhà gỗ Bắc Bộ

Xã hội phát triển, càng ngày con người ta càng hướng tới những giá trị văn hóa truyền thống lâu đời, nhất là những đại gia lắm tiền nhiều của. Dường như những xe hơi nhà lầu không còn thỏa mãn được các thú vui đời sống của các vị đại gia này. Họ thường hướng tới những tác phẩm đậm chất mỹ nghệ, những sản phẩm mang hương vị mộc mạc tinh tế, như một căn nhà gỗ chẳng hạn. Điều tưởng như rất đơn giản đối với các cụ ngày xưa. Thì ngày nay, nó trở thành một thứ xa xỉ phẩm.

Người ta phải tốn hàng tỷ, thậm chí hàng trăm tỷ để có được một căn nhà gỗ mang hơi thở truyền thống xa xưa. Thường thì những kiến trúc của nhà gỗ Bắc bộ được hướng tới nhiều hơn. Bởi tính cầu kỳ, chi tiết tới từng nét chạm trổ. Ví dụ như căn nhà được xây bằng gỗ mít ở Thạch Thất – Hà Tây này. Những cây gỗ mít có độ tuổi vài chục đến vài trăm, mang hơi thở cổ kính, trường thọ với đất trời. Giá trị của nó là không đếm được. Nhưng nếu phải quy thành tiền mặt thì khoảng vài chục tỷ đồng.

 

q1

Nhìn bề ngoài thì khá đơn giản, đúng chất nhà cổ truyền thống. Nhưng bên trong được chủ nhà đầu tư tới từng chi tiết: cột cái, cột hiên, xà kè, lá mái, xà nóc…. Phần triền mái nhà thẳng, không cong, hơi hếch lên. Khác với kiến trúc nhà của Trung hoa, phần mái uống cong trạm trổ rồng bay phượng múa. Nhà gỗ Việt Nam dựa trên sự đơn giản, qua đó thể hiện nét tinh túy, mộc mạc. Gia chủ sử dụng hầu hết là các chất liệu quen thuộc của làng quê Việt Nam như gạch, gỗ, đá ong.. Cột nhà là phần đỡ chính của cả công trình được đặt nổi trên bệ đỡ chứ không phải chôn xuống đất như các công trình khác. Toàn bộ khối lượng ngôi nhà đều đặt lên các cột gỗ khắc họa chi tiết. Cột tròn và to mập, phình ở giữa. Chiếc cổng to lớn được xây dựng bằng đá ong. Một loại đá cũng rất đặc trưng, hay được sử dụng trong các thiết kế nhà ở vùng Bắc bộ. Chiếc cổng ra vào cũng được thiết kế theo hướng kiến trúc cổ ngày xưa, lấy ý tưởng cổng ra vào hoàng cung triều đình Huế. Trước cửa nhà, gia chủ cho đặt 2 cây dừa theo lỗi song song đối điện nhau.

nhà gỗ cổ truyền
nhà gỗ cổ truyền

Nếu bên ngoài giản dị bao nhiêu, thì bên trong căn nhà cầu kỳ bấy nhiêu. Có thể thấy được sự đầu tư, chăm chút của gia chủ dành cho ngôi nhà của gia đình mình. Từng chi tiết hoa văn được điêu khắc khéo léo. Từng đường nét rồng bay uốn lượn được trạm trổ tỉ mỉ. Đây chính là sự tinh túy trong căn nhà Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *