Ngược dòng lịch sử kiến trúc nhà ở Việt Nam ta bắt gặp căn nhà gỗ kẻ truyền từng một thời là kiểu nhà đặc trưng của người dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Kiểu nhà này vốn chẳng xa lạ gì với những hình ảnh quen thuộc tường gạch, mái ngói, hàng hiên cột gỗ,… Hiện nay, kiến trúc nhà ở kiểu này đang được làm lại rất thịnh hành trên toàn quốc trở thành không gian sống ước ao của nhiều người.
Nhà gỗ 5 gian 4 mái
Nhà gỗ kẻ truyền – Kiến trúc hồi sinh từ quá khứ
Tên gọi nhà gỗ kẻ truyền xuất phát từ kết cấu bộ vì của căn nhà. Các kẻ trong bộ vì truyền với nhau từ kẻ chim truyền xuống kẻ ngồi và truyền đến kẻ hiên. Nhà sẽ được chia thành các gian khác nhau và thường là các gian lẻ như: nhà 3 gian, nhà 5 gian, nhà 7 gian,…
Khuôn viên căn nhà gỗ kẻ truyền
Không gian sống là một chỉnh hợp có sự kết hợp giữa nhiều yếu tố mang đến thuận tiện trong sinh hoạt đối với gia đình. Khuôn viên nhà ở kẻ truyền bao gồm:
- Căn nhà chính
Ngôi nhà chính sẽ được làm tại vị trí đẹp nhất trên mảnh đất. Nhà sẽ được quay vào hướng đẹp hợp với mệnh của gia chủ. Đây sẽ là trung tâm sinh hoạt của các thành viên trong gia đình.
- Nhà ngang
Thường khuôn viên những căn nhà gỗ kẻ truyền sẽ được làm thêm một căn nhà ngang. Nhà ngang là nơi nấu nướng hoặc làm phòng ngủ. Kiến trúc nhà ngang sẽ khác biệt tùy vào sở thích, nhu cầu của từng người. Có gia chủ thích kiến trúc cổ, có người lại làm nhà ngang với kiến trúc hiện đại.
- Sân vườn
Một phần không thể thiếu đối với khuôn viên nhà ở cổ truyền là sân vườn. Sân vườn được bố trí với diện tích và vị trí to nhỏ khác nhau. Có mảnh sân trước nhà và mảnh sân sau nhà. Nơi đây sẽ dùng để trồng cây cối, rau củ quả gia tăng nguồn thực phẩm cho gia đình.
- Khu vực chăn nuôi
Nơi nuôi gia súc, gia cầm sẽ được làm sau căn nhà chính. Khu vực này sẽ được tách biệt biệt với không gian sinh sống của căn nhà. Đây chính là một phần không thể thiếu đối với khuôn viên nhà ở cổ truyền.
Căn nhà gỗ cổ truyền
Tâm điểm không gian sống đầy chất dân gian này nằm ở căn nhà gỗ kẻ truyền. Ngôi nhà được làm rất đẹp và chỉn chu từ kiến trúc bên ngoài tới không gian bên trong.
Kiến trúc hàng hiên
- Hàng hiên là nơi khách đến chơi thấy được đầu tiên khi bước vào nhà. Chính vì vậy nơi này được làm rất đẹp để thể hiện sự sang trọng của gia đình.
- Các cấu kiện hiện đều được chạm khắc tỉ mỉ thể hiện sự công phu và khéo léo của bác thợ mộc trong việc chạm khắc trên gỗ.
- Những hoa văn tứ quý, ngũ phúc lâm môn, hoa văn lá lật, tứ quý hóa rồng, chữ Thọ,… không chỉ đẹp mà còn mang ý nghĩa may mắn tốt lành cho gia đình.
Kiến trúc mái
- Nhà được làm với kiểu mái dốc hoặc 4 mái chạy xung quanh hơi hếch lên trên tạo nét thanh thoát.
- Bờ nóc, bờ chảy của mái đắp xi măng vừa là những đường viền nổi bật vừa có tác dụng tránh cho nước mưa thấm vào trong nhà.
- Đại tự trên đỉnh nóc có nhà đặt, có nhà không đặt, trên ghi hàng chữ cổ là lời răn dạy của tiên tổ với con cháu.
- Loại ngói sử dụng trong nhà kẻ truyền là ngói ta truyền thống. Sau khoảng thời gian dài ngói mọc rêu mang đến vẻ đẹp hoài niệm như trong các công trình kiến trúc cổ còn xuất hiện ngày nay.
Phần vì đốc của nhà
- Những hàng gạch xếp chồng lên nhau miết mạch kỹ càng tạo nên những phần vì đốc vững chãi của nhà.
- Loại gạch được lựa chọn là gạch nung cổ truyền có màu sắc đẹp mắt và độ bền cao
- Vì đốc nhà ôm lấy khối công trình là lớp bảo vệ vững chắc cho khối công trình và toát lên vẻ đẹp thô mộc của căn nhà gỗ.
Phân chia các khu chức năng trong nhà
- Gian chính giữa được dùng làm nơi thờ tự của gia đình. Đây là nơi trang trọng nhất và trang nghiêm nhất trong căn nhà.
- Hai gian bên làm khu vực uống nước, tiếp khách, nghỉ ngơi với bộ trường kỷ, sập gụ, tù chè,…
- Các gian buồng là nơi ngủ của các thành viên trong gia đình. Buồng sẽ được ngăn với các không gian sinh hoạt chung tạo sự riêng tư.
Lý giải sức hấp dẫn của ngôi nhà gỗ kẻ truyền
Nhà gỗ kẻ truyền được coi là một không gian đáng sống đối với nhiều gia chủ với những lý do sau:
- Là món quà truyền đời không bao giờ bị lỗi mốt: Nhà kẻ truyền là món quà cha mẹ tặng cho con cháu làm nơi “an cư lạc nghiệp sau này”. Cũng là món quà con cháu làm cho cha mẹ để an dưỡng tuổi già. Nhà có giá trị sử dụng cao và vẻ đẹp không bao giờ bị lỗi thời.
- Không gian thể hiện nghệ thuật chạm khắc đỉnh cao: Căn nhà sang trọng với từng nếp nhà, từng cấu kiện được đục chạm tỉ mỉ. Các hoa văn bằng nhiều thủ pháp đục chạm khác nhau tạo nên một hệ thống hoa văn sinh động trong nếp nhà gỗ. Không chỉ sinh động nó còn mang những ý nghĩa tích cực.
- Nhà gỗ kẻ truyền mang đến cảm giác thư thái: Nhà được làm từ vật liệu tự nhiên, thân thiện với sức khỏe con người tạo cảm giác thư thái, thông thoáng khác với những vật liệu bê tông, cốt thép. Sự thư thái này phù hợp với nhu cầu nghỉ dưỡng đang rất thịnh hành trong đời sống hiện nay.
- Nhà gỗ kẻ truyền dễ dàng kết hợp với nhiều kiến trúc khác: Căn nhà với kiến trúc đơn giản và dễ dàng kết hợp với nhiều kiến trúc khác nhau từ biệt thự cổ điển, nhà lô, nhà cao tầng mái Thái, biệt thự sân vườn kiểu Nhật,… Sự kết hợp mang lại những màu sắc mới mẻ cho không gian.
Những nếp nhà gỗ kẻ truyền sẽ luôn và mãi sống với thời gian. Sự bền bỉ đó đến từ vẻ đẹp đậm đà bản sắc dân tộc của căn nhà và sự bảo tồn, lưu giữ của những người yêu mến kiến trúc cổ.
Giới thiệu đơn vị chuyên thi công nhà gỗ Bắc Bộ
- Nhà gỗ Phúc Lộc thừa hưởng tinh hoa nghề làm nhà gỗ cổ truyền của làng nghề truyền thống xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
- Đến nay nhà gỗ Phúc Lộc đã thi công rất nhiều công trình nhà gỗ 3 gian, 5 gian, nhà thờ họ, từ đường và các công trình nhà gỗ theo lối cổ truyền Bắc Bộ trên nhiều tỉnh thành cả nước, mời quý vị và các bạn đi thăm quan nhà mẫu để biết nhiều hơn về sản phẩm chúng tôi
- Nhà gỗ Phúc Lộc với đội ngũ tư vấn nhiệt tình sẵn sàng mời bạn thăm quan xưởng và tìm hiểu nghề làm nhà gỗ cổ truyền Việt Nam.
- Nhằm giữ gìn kiến trúc văn hóa cổ truyền và tiếp nối sự nghiệp gia đình. Thạc sĩ, kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm đã thành lập Nhà gỗ Phúc Lộc để kế thừa, phát huy tạo ra những sản phẩm nhà gỗ cổ truyền dân gian có giá trị.
- Xưởng nhà gỗ Phúc Lộc nằm cách xa trung tâm Hà Nội về phía tây 25km, dưới chân núi chùa Tây Phương, Thạch Thất, Hà Nội, nơi đây nổi tiếng với làng nghề mộc lâu đời.
- Nhà gỗ Phúc Lộc có 5 xưởng, sản xuất theo tổ đội. Với các nghệ nhân và đội ngũ thợ có nhiều năm kinh nghiệm làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ.
- Nhà Gỗ Phúc Lộc luôn chú trọng chất lượng gỗ hàng đầu, để đảm công trình nhà gỗ có tuổi thọ cao.
- Quy trình lọc gỗ và xẻ gỗ của nhà gỗ Phúc Lộc hết sức khắt khe. Tất cả đều được giám sát chặt chẽ đảm bảo chất lượng của các sản phẩm nhà gỗ.
Thông tin về nhà gỗ Phúc Lộc
Số điện thoại: 0973812666
Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kiến trúc sư Nguyễn Huy Khiêm
Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, huyện Thạch thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)
>Tham khảo những video hay về làm nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ
>Tham khảo những công trình nhà gỗ lim đẹp