Những đặc điểm nổi bật của nhà gỗ trong kiến trúc và cuộc sống

Sở dĩ ngày nay rất nhiều người yêu thích nhà gỗ cổ truyển là bởi vì nhà gỗ có nhiều đặc điểm nổi bật như: độ bền cao, chịu nhiệt tốt, mang nhiều nét thẩm mỹ…Ngoài ra còn rất nhiều đặc điểm nổi bật của nhà gỗ mà quý vị có thể chưa biết, hãy cùng tìm hiểu thêm với nhà gỗ Phúc Lộc từ những thông tin sau.

Những đặc điểm nổi bật của nhà gỗ trong kiến trúc và cuộc sống

Nhà gỗ cổ truyền Bắc Bộ là một trong những loại nhà có kiến trúc đẹp mắt, mang nhiều giá trị văn hóa cao. Đặc biệt ngôi nhà gỗ này còn có tính ứng dụng lớn trong cuộc sống hàng ngày của người dân. Vậy hãy điểm qua những đặc điểm nổi bật của nhà gỗ ngay sau đây.

Hình ảnh phần hiên nhà gỗ với các họa tiết đẹp mắt
Hình ảnh phần hiên nhà gỗ với các họa tiết đẹp mắt

Thứ nhất: Tính bền bỉ

Khác với các công trình nhà hiện đại, thì nhà gỗ cổ truyền được đánh giá là có tính bền bỉ cao, nó trường tồn với thời gian. Đặc biệt là những loại gỗ tốt được sử dụng trong làm nhà gỗ cổ truyền như: lim, mít, sến, táu…Các loại gỗ tự nhiên có khả năng chống chịu mối mọt, chống oxy hóa ăn mòn. Bằng chứng là có rất nhiều ngôi nhà gỗ có độ tuổi lên đến một trăm năm, thậm chí là hàng nghìn năm.

Thứ hai: Tính chịu lực cao, chịu nhiệt tốt

Một đặc điểm nổi bật của nhà gỗ mà quý vị không thể bỏ qua đó là tính chịu lực cao và chịu nhiệt tốt. Không giống với các loại gỗ công nghiệp gỗ tự nhiên làm nhà truyền thống có tính chịu lực rất cao, thân gỗ cứng, có thể uốn và trạm khắc dễ dàng, hơn nữa không bị tác động bởi thiên nhiên. Ngày nay, nhờ công nghệ tiên tiến đã có rất nhiều phương pháp gia công và chế biến giúp cho gỗ tăng thêm khả năng chịu lực.

Thứ ba: Tính thẩm mỹ và độc đáo

Chúng ta không thể phủ nhận đặc điểm nổi bật của nhà gỗ đó là mang tính thẩm mỹ rất cao. Mỗi cây gỗ ở những vùng miền khác nhau sẽ cho ra những vân gỗ, thớ gỗ màu sắc không giống nhau. Chính vì thế mà đã tạo nên sự độc đáo nhất định. Vậy nên mỗi ngôi nhà gỗ luôn mang tính thẩm mỹ, nghệ thuật và nét độc đáo riêng biệt thể hiện đẳng cấp của gia chủ.

Bên cạnh đó nhà gỗ cổ truyền còn mang những nét tự nhiên, mộc mạc và gần gũi với đời sống. Thế nhưng cũng không kém phần sang trọng và quý tộc.

Thứ tư: Tính phong thủy

Phong thủy của nhà gỗ là một điều không thể chối cãi, bởi rất nhiều người yêu thích nhà gỗ cũng bởi tính hợp phong thủy. Gỗ theo ngũ hành thuộc hệ Mộc, là biểu trưng cho sự sinh sôi nảy nở, sự sống tăng trưởng không ngừng. Do vậy  những ngôi nhà bằng gỗ truyền thống sẽ giúp cho gia chủ luôn cảm thấy an lành, nhiều sức khỏe và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Thứ năm: Tính ứng dụng cao

Nhà gỗ cổ truyền được xem là loại nhà có tính ứng dụng rất cao. Bởi nó có thể làm nơi thờ cúng tổ tiên của một gia đình, một dòng họ lớn, nơi lưu trữ những giá trị văn thư quý như gia phả. Ngoài ra, nhà gỗ cổ truyền còn là nơi sinh hoạt văn hóa của làng xã, người trong cùng một dòng họ, là nơi ở cố định của một số gia đình…

Thứ sáu: Tốt cho sức khỏe, vượng khí

Ưu điểm lớn nhất của nhà gỗ cổ truyền đó là giúp cho sức khỏe tốt hơn, thư giãn hơn. Lý do là vì nguồn gốc xuất sứ gỗ từ thiên nhiên, nên không gây dị ứng khó chịu, đặc biệt mùi gỗ còn có hương thơm tạo cảm giác thư giãn. Ngoài ra, không gian nhà gỗ còn phù hợp với bốn mùa trong năm, ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè.

Thứ bảy: Giá trị vật chất và tinh thần cao

Ở những ngôi nhà theo kiến trúc hiện đại thì theo thời gian nó sẽ bị bào mòn và xuống cấp. Thế nhưng đối với nhà gỗ cổ truyền thì lại khác giá trị cả về vật chất và tinh thần sẽ được nâng lên theo thời gian. Nhà gỗ ở càng lâu thì càng có giá trị kinh tế và văn hóa ngày càng cao.

Trên đây là những đặc điểm nổi bật của nhà gỗ truyền thống mà quý vị nên biết. Nếu quý vị cũng đang muốn thực hiện và thi công một căn nhà gỗ cổ truyền vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi. Nhà gỗ Phúc Lộc đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong làm nhà gỗ truyền thống.

Thông tin liên hệ của nhà gỗ Phúc Lộc

  • Số điện thoai: 0973812666
  • Nhận tư vấn thiết kế: Th.s kts Nguyễn Huy Khiêm
  • Xưởng sản xuất: xã Cần Kiệm, Huyện Thạch Thất, Tp Hà Nội (dưới chân núi chùa Tây Phương)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *