Nhà gỗ đẹp với những mái đao cong vút là nét đặc sắc của nhà thủy đình ở bảo tàng dân tộc học Việt Nam. Đây là công trình do các nghệ nhân đến từ thợ mộc chàng sơn (Hà Nội) khởi công từ tháng 6-2015 và hoàn thành vào tháng 10-2015.
Thủy đình là công trình mang nhiều ý nghĩa văn hóa. Trước hết đó là nơi biểu diễn múa rối nước, gọi theo dân gian là buồng trò và là một trong bốn yếu tố quan trọng tạo nên nghệ thuật múa rối nước: quân rối, người điều khiển con rối, dàn nhạc và thủy đình.
Thứ hai, được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu kỹ hệ thống thủy đình và các công trình kiến trúc dân gian hiện có ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như các ý kiến và yêu cầu của các phường rối nước dân gian, thủy đình tại bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phản ánh một phần kiến trúc Việt Nam. Rộng hơn, đây là công trình kiến trúc dân gian độc đáo, được mô phỏng theo kiến trúc thủy đình chùa Thầy – kiểu kiến trúc thủy đình cổ nhất còn lại ở Việt Nam được xây dựng vào thời hậu Lê.
Tại buổi lễ khánh thành thủy đình, ông Võ Quang Trọng – Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã ghi nhận về sự đóng góp tích cực của tập thể những nghệ nhân thợ mộc Chàng Sơn, Sài Sơn (Hà Nội): “Sau gần 4 tháng tích cực triển khai xây dựng, các nghệ nhân đến từ làng Chàng Sơn và Sài Sơn (Hà Nội) đã hoàn thành thủy đình, một công trình kiến trúc đặc sắc vào dịp kỷ niệm 20 năm thành lập Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam” – (Theo báo Nhân Dân). Điều đó nói lên ý nghĩa và tầm quan trọng của công trình Thủy đình.
Thủy đình được làm theo hướng tây, thiết kế theo kiến trúc truyền thống, kiểu chồng diêm tám mái, đầu đao uốn cong mềm mại; các đầu đao, kìm nóc được làm từ giấy dó, vôi, mật mía, nước xi măng. Mái lợp ngói mũi hài, cong vút mềm mại như cánh hoa, nhìn tổng thể như một bông hoa, hòa nhập với thiên nhiên. Những mái đao cong vút chính là điểm nhấn tạo nên một thủy đình đặc sắc, hài hòa với tổng thể, thiên nhiên.
Thủy đình được thiết kế 16 cột, 2 tầng cổ diêm, mái dốc có 8 đầu đao cong vút, diện tích sàn là 20 m2, diện tích biểu diễn là 20m2. Tòa đình được chia làm ba gian: gian giữa 2,75m, 2 gian bên là 1,37m, lòng nhà 5.5m. Nhà nhạc công thiết kế 4 mái, 4 cột, mái dốc có 4 đầu đao nhỏ, kết cấu khung xà, cột bằng gỗ lim, diện tích 9m2, khoảng cách tim cột là 2.8m được dựng mới trên mặt nước tạo nên một tổng thể kiến trúc hài hòa với thủy đình.
Để có được công trình “đặc sắc” quốc gia, những nghệ nhân Chàng Sơn ngày đêm cần mẫn, tỷ mẩn trang trí, khởi tạo thành một thủy đình tuyệt sắc, tôn vinh kiến trúc văn hóa nghệ thuật dân gian Việt Nam.
Khi thủy đình được đưa vào sử dụng, nơi đây không chỉ là nơi biểu diễn lý tưởng của các phường múa rối nước dân gian mà còn là điểm đến để du khách thưởng ngoạn vẻ đẹp của một công trình kiến trúc đặc sắc trong khuôn viên khu trưng bày ngoài trời rợp bóng cây xanh.
Và đặc biệt nơi đây sẽ là điểm đến để du khách thưởng ngoạn vẻ đẹp của một công trình dân gian đặc sắc, đồng thời nơi đây cũng là không gian kết nối những người yêu nghệ thuật, đam mê kiến trúc, xa hơn là kết nối đến những người thợ Chàng Sơn – người đã khởi tạo nên công trình đặc sắc ấy, người tô điểm cho những công trình nhà gỗ đẹp “nghệ thuật” nước nhà.
Moị thông tin về nhà gỗ, các bạn hãy liên hệ đến xưởng Phúc Lộc hoặc Công Ty TNHH Làm Nhà Việt để được tư vấn!
Địa chỉ: Cụm công nghiệp xã Chàng Sơn, Huyện Thạch Thất, TP Hà Nội
Hotline: 0973.812.666 ; Email : [email protected]