Tìm hiểu về các loại gỗ tự nhiên được dùng trong thiết kế nội thất (Phần 2)

Bài trước chúng ta đã tìm hiểu về ưu nhược điểm của các loại gỗ tự nhiên được dùng trong thiết kế nội thất: gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ dổi. Dưới đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu về các loại gỗ khác như: giáng hương, gỗ tần bì, gỗ óc chó….

Chạm khắc hoa văn trên gỗ Nhà gỗ cổ truyền
Chạm khắc hoa văn trên gỗ Nhà gỗ cổ truyền

1. Gỗ giáng hương

Đây là một loại gỗ quý có nguồn gốc từ nước Lào, chúng có màu xám nhạt, lõi có màu nâu vàng hoặc nâu hòng, có kết cấu mịn, khá nặng, cứng và có mùi thơm, chúng cũng không bị mối mọt, độ dãn nở bằng không, màu của chúng không thay đổi theo thời gian kể cả sau 10 hay 20 năm thì màu của chúng vẫn như ban đầu.

Ưu điểm:
– Có mùi thơm dễ chịu, rất tốt cho sức khỏe của người sử dụng.
– Loại gỗ này co độ cứng, chắc không bị cong vênh hay mối mọt, nó rất bền bỉ với thời gian do đó khi sử dụng loại gỗ này ta có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng và không tốn chi phí bảo trì sửa chữa hay phải thay thế.
– Nó có tính ổn định cao và không bị ảnh hưởng bởi thời tiết.
– Nó có màu cánh gián rất dễ kết hợp với những đồ nội thất có tông màu sáng.

Nhược điểm của gỗ giáng hương:
– Loại gỗ này có giá thành khá cao so với các loại gỗ tự nhiên khác do chúng rất hiếm
– Để có thể lắp đặt và gia công ta cần phải có một người thợ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm

Ứng dụng:
Các sản phẩm được làm từ gỗ giáng hương sẽ có giá trị xuất khẩu cao như đóng các đồ đạc quý, làm đồ mỹ nghệ, các loại sàn gỗ đặc biệt…Ngoài ra ta có thể dùng tinh dầu làm từ gỗ giáng hương để chế biến lên các loại dược liệu quý để chữa một số bệnh hiểm nghèo.

 

2. Gỗ ốc chó.

Đây là loại gỗ có màu trắng kem, tâm gỗ thì có màu từ nâu nhạt đến màu socola. Gỗ có vân gỗ thẳng hoặc đôi khi lại lượn sóng, cuộn xoáy tạo nên những đốm hình rất đẹp mắt. Gỗ rất cứng nhưng có độ chịu lực xoắn hay lực nén trung bình và có độ chắc thấp nhưng nó lại dễ dàng được uốn cong bằng hơi nước.
Tâm của gỗ có khả năng kháng sâu, nhưng các dát gỗ lại dễ bị mọt tấn công.
Loại gỗ này thường được dùng làm các loại tủ, cửa cái, ván sàn, các loại gỗ chạm cao cấp….

Hoa văn chạm khắc hình lá vĩ long trên kẻ ngồi nhà gỗ cổ truyền
Hoa văn chạm khắc hình lá vĩ long trên kẻ ngồi nhà gỗ cổ truyền

3. Gỗ tần bì

Loại gỗ này có các dát gỗ màu từ nhạt đến gần trắng, tâm của gỗ thì lại có màu sắc đa dạng từ nau xám, nâu nhạt đến vàng nhạt sọc nâu…Gỗ có vân gỗ thẳng, to…
Gỗ tần bì có khả năng chịu lực tốt, khả năng chịu lực này sẽ tương ứng với trọng lượng của gỗ. Gỗ tần bì có độ kháng va chạm rất tuyệt vời, loại gỗ này cũng dễ bị uốn cong bằng hơi nước. Tâm của gỗ có khả năng kháng sâu kém, các dát gỗ thì lại dễ bị mối mọt tấn công.

Do đó mà gỗ tần bì được dùng làm các loại đồ gỗ, các loại ván sàn, các gờ để trang trí nội thất cao cấp….

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *