Tìm hiểu về cấu trúc nhà gỗ cổ truyền

Có thể khẳng định rằng, nhà gỗ cổ truyền là một trong những nét văn hóa dân gian truyền thống tốt đẹp của Việt Nam mà mỗi chúng ta đều cần bảo tồn, gìn giữ và lưu truyền đến thế hệ mai sau. Tuy nhiên, theo đà phát triển nhanh chóng của xã hội, nét văn hóa dân gian ấy đang biến mất dần và được thay thế bởi vô vàn những thiết kế nhà hiện đại khác như nhà ống, chung cư, biệt thự,… Vậy nên thời nay, mấy ai còn biết, còn hiểu về cấu trúc nhà gỗ cổ truyền thân thuộc gắn bó với bao đời cha ông tổ tiên người Việt. Vậy rốt cuộc cấu trúc nhà gỗ cổ truyền bao gồm những bộ phận nào và khác gì so với những thiết kế nhà hiện đại ngày nay, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm.

Cột
Khi bước vào những gian nhà gỗ cổ truyền cón sót lại cho đến ngày nay, chúng ta sẽ đều nhận thấy một điểm chung đó là bất kể căn nhà gỗ cổ truyền nào cũng được dựng nên bằng những chiếc cột lớn hình trụ, có kích thước chỉ nhỏ hơn vòng tay người lớn một chút. Thông thường, một gian nhà gỗ cổ truyền sẽ bao gồm ba loại cột: cột cái, cột con và cột hiên.

Xà là những thanh gỗ nằm ngang có nhiệm vụ liên kết các cột với nhau, từ đó tạo nên một kết cấu nhà vững chắc, đủ sức bảo vệ con người trước giông gió, bão bùng. Tương tự như đối với cột, xà trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền cũng bao gồm nhiều loại xà khác nhau, có thể kể đến như: xà nóc, xà thượng, xà hạ, xà nách, xà lòng,…

Kẻ
Hiểu một cách đơn giản, kẻ là những dầm đơn được xếp đặt theo phương chéo của mái nhà và gác lên các cột. Trong kết cấu nhà gỗ cổ truyền, chúng ta sẽ thấy xuất hiện những loại kẻ sau đây: kẻ ngồi gác từ cột cái sang cột quân và kẻ hiên gác từ cột quân sang cột hiên.

Câu đầu
Câu đầu là dầm ngang chính được đặt trên cùng có nhiệm vụ khóa các đầu trên của cột cái trong khung.

Con lợn
Con lợn hay còn được biết đến với tên gọi khác là rường bụng lợn là con rường trên cùng có nhiệm vụ đỡ lấy thượng lương.

Rường cụt
Rường cụt là loại rường có vị trí nằm giữa cột cái và cột quân. Loại rường này cũng có nhiệm vụ đỡ lấy hoành dọc theo độ dốc của mái nhà.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản về kết cấu nhà gỗ cổ truyền. Hy vọng thông qua bài viết trên, các bạn đã thu thập được cho mình những thông tin bổ ích và lý thú về thiết kế nhà gỗ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *