Một số đặc điểm của nhà gỗ 5 gian cổ truyền

Nhà gỗ được biết đến là một kiểu kiến trúc khá phổ biến trong đời sống người Việt. Nhà thường dụng theo vì và nối với nhau bằng hệ thống xà ngang, xà ngưỡng vô cùng chắc chắn.

Kích thước nhà gỗ cổ truyền được đo bằng vi, khoảng trống giữa mỗi vì là gian, do đó vì nhà được coi là đặc trưng cho kiến trúc nhà gỗ Việt từ ngàn đời nay.

 

20150915084735130

 

Nhà gỗ 5 gian cổ truyền được tạo nên bởi khung nhà, không gian nhà lại chia thành các căn gian bao gồm một số chi tiết nổi bật sau:

1. Cột nhà:
Đây là yếu tố cốt lõi trong nhà gỗ cổ truyền, chúng có kết cấu đứng chịu né và chia thành các loại cột phổ biến sau:

– Cột cái: Là cột chính của căn nhà, thường được đặt tại hai đầu nhịp chính

– Cột con nằm ở nhịp phụ hai bên nhịp chính

– Cột hiên thường ở phía trước phần hiên nhà.

2. Xà nhà
Khác với cột chính, xà nhà là các giằng ngang nhằm liên kết các cột với nhau. Nhà gỗ cổ truyền chia xà nhà thành hai loại cơ bản là xà nằm trung khung và xà nằm ngoài khung. Chúng được đặt tại khu vuwch cao độ đỉnh cột con để liên kết chúng với cột cái.

Xà bao gồm: Xà chếch, Xà thuận.

3. Kẻ
Kẻ là các dầm đơn được đặt chéo trên mái nhà, chúng được gác lên các cột bằng mộng. Nhà gỗ cổ truyền có các loại kẻ sau:

– Kẻ ngồi gác từ cột cái: cột con

– Kẻ hiên gác từ cột con: Cột hiên. Một phần kéo dài conson qua cột hiên để đỡ chân mái.

4. Bộ vì, bẩy hậu/ bẩy hiên/mái bẩy
Đây là dầm conson nằm ở khung liên kết vào phía sau nhà, có chức năng đỡ phần mái vẩy ở phía sau. Với nhà ở, thường sẽ bố trí tiền kẻ, hậu bẩy, còn với các công trình công cộng thì thường không có cột hiên.

5. Con rường
Đây là phần gỗi đỡ mái dạng hầm gỗ hộp để đỡ hoành mái. Chiều dài thu ngắn dần theo chiều vát của mái.

6. Rường cụt
Rường cụt là phần nằm giữa cột cái và cột con có tác dụng đỡ hoành và thu dài chiều dần lên độ hàng hóa

7. Một số loại xà nằm ngoài khung
Xà thượng

Xà hạ Xà tử thượng

Xà tử hạ (xà dưới của cột con)

Xà ngưỡng nối các cột quân ở vị trí ngưỡng cửa. Xà này đỡ hệ thống cửa bức bàn.

Xà hiên liên kết các cột hiên của các khung.

8. Kết cấu mái
– Hoành: Dầm đỡ mái đặt nằm ngang theo chiều dài và vuông với khung nhà

– Rụi: Dầm phụ trung gian, gối lên hệ thống hoành

– Mè: Dầm phụ nhỏ, đặt trực giao với rui, song song hoành.

Việc sử dụng hoành – dui – mè nhằm phân nhỏ nhịp của kết cấu đỡ mái thành hệ lưới.

Gạch màn có tác dụng đỡ ngói tạo độ phẳng cho mái, chống thấm dột và chống nóng. Gạch màn ngồi trực tiếp trên lớp mè.

Ngói mũi hài làm bằng đất nung, trực tiếp chống thấm dột và chống nóng, lợp trên lớp gạch màn và cũng có thể có lớp đất sét kẹp giữa.

Để được tư vấn, hỗ trợ làm nhà gỗ theo phong cách cổ truyền, hãy nhấc máy lên và liên hệ cùng chúng tôi hoặc để lại lời nhắn trên website: nhagodep.info

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *