Nét đẹp riêng trong kiến trúc nhà gỗ cổ truyền

Sau mỗi kiến trúc nhà gỗ cổ truyền của người Việt là cả một bề dày lịch sử, văn hóa, truyền thống của cha ông ta để lại. Không chạy theo lối kiến trúc phương Đông, hay sự pha trộn của kiến trúc phương Tây hiện đại, kiến trúc nhà gỗ cổ truyền thống vẫn không thay đổi, vẫn tái hiện những không gian trầm mặc cổ xưa, những nét đẹp mộc mạc vốn như tính cách của người Việt Nam.

Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Nhà gỗ Phúc Lộc
Kiến trúc nhà gỗ cổ truyền Nhà gỗ Phúc Lộc

Mái nhà gỗ cổ truyền
Nhà gỗ cổ truyền của người Việt xưa thiết kế là mái thẳng, không cong, chỉ hơi hếch lên ở góc mái. Với lối kiến trúc cổ này không chỉ giúp mái nhà không bị tồn đọng nước, giúp kiến trúc nhà luôn thoáng mát mà còn tạo ra sự thanh thoát và trang nhã cho cồng trình.

Khác với kiến trúc nhà gỗ Trung Hoa, hay Nhật Bản có dạng mái cong, hơi hếch tại góc mái và võng xuống ở thân mái, phần dốc chủ yếu ở đỉnh rồi thoải dần xuống diềm màu, được sử dụng trong các công trình công như: chùa chiền, miếu, phủ… còn trong kiến trúc nhà gỗ nhân dân vẫn ưa chuộng kết cấu mái đơn giản, truyền thống xưa.

Cột nhà
Cột nhà là phần đỡ chính, chịu toàn bộ áp lực của ngôi nhà. Các cột được lựa chọn theo một nguyên tắc nhất định, phải đảm bảo kích thước chuẩn với ngôi nhà, phải tròn, to mập và phình ở giữa. Cột nhà xưa thường sẽ đặt trên các đế chân cột chứ không chôn trực tiếp xuống nền, góp phần chống đỡ tốt hơn và bảo vệ cho cột không bị mục do mối mọt dưới đất gây ra.

Kiến trúc cổng vào nhà Nhà gỗ cổ truyền
Kiến trúc cổng vào nhà Nhà gỗ cổ truyền

Chạm khắc
Trong thiết kế của nhà gỗ cổ truyền đường nét chạm khắc có vai trò vô cùng quan trọng, thể hiện sự tài hoa, lịch sử văn hóa của cả một giai đoạn, một thời kỳ hoàng kim… Không chỉ mang lại vẻ đẹp, sự tinh tế cho ngôi nhà nó còn thể hiện tinh thần và cốt cách của ngôi nhà.

Khác với kiến trúc cổ Trung Hoa là lựa chọn những đường nét chạm khắc và màu sơn rực rỡ, kiến trúc nhà gỗ cổ Việt Nam lại thể hiện nét đẹp qua sự đơn giản, mộc mạc và bình dị.

Những nét chạm khắc tinh xảo không chỉ thể hiện tinh thần sáng tạo, tài hoa của người nghệ nhân, mà còn là nét văn hóa đẹp trường tồn cùng thời gian của người Việt. Nó lưu giữ cái hồn quê bình dị và đầm ấm của người Việt xưa và nay.

Một số hình thức nhà gỗ cổ truyền của người Việt
Trong lối kiến trúc truyền thống, người Việt thường dựng nhà theo con số lẻ thể hiện cho sự thịnh vượng, phát tài… Theo đó nhà gỗ cổ truyền có một số hình thức thiết kế như: Nhà gỗ cổ truyền 3 gian; Nhà gỗ cổ truyền 3 gian 2 chái; Nhà gỗ cổ truyền 5 gian hay 5 gian 2 chái; Nhà gỗ cổ truyền 7 gian hay 7 gian 2 chái; Nhà gỗ cổ truyền 9 gian.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *